Hãy chờ giây phút Phượng trở lại!
Người lớn, trẻ em đội nắng bắt hến trên hồ thủy lợi
Phó cục trưởng Cục Quản lý dược Tạ Mạnh Hùng vừa ký ban hành Công văn số 4986 "Cập nhật quy định về các chất sử dụng trong mỹ phẩm", gửi sở y tế các tỉnh, thành, các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, thông báo phụ lục của Hiệp định Mỹ phẩm ASEAN bao gồm: Danh mục các chất không được sử dụng trong mỹ phẩm; các chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng trong mỹ phẩm; các chất màu được dùng trong mỹ phẩm; các chất bảo quản sử dụng trong mỹ phẩm và các chất lọc tia tử ngoại trong mỹ phẩm.Công văn trên cũng cập nhật, sửa đổi nội dung tại các Phụ lục của Hiệp định Mỹ phẩm ASEAN; bổ sung 24 chất tham chiếu. Trong đó,bổ sung tham chiếu số 342 (2,6-Di-Tert-Butyl-4-Methylphenol; Butylated Hydroxytoluene, CAS No. 128-37-0) với giới hạn nồng độ tối đa được phép sử dụng: 0,001% trong nước súc miệng, 0,1% trong kem đánh răng và 1% trong các sản phẩm lưu lại và rửa trôi khác, áp dụng từ 19.11.2026.Kể từ thời điểm áp dụng các quy định nêu tại Công văn 4986, các mỹ phẩm không đáp ứng quy định sẽ bị thu hồi. Cục Quản lý dược đề nghị các cơ sở rà soát thành phần công thức, có kế hoạch sản xuất, nhập khẩu kinh doanh mỹ phẩm phù hợp; bảo đảm mỹ phẩm lưu hành đúng quy định.
Đề nghị công nhận 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
The Guardian ngày 31.1 đưa tin trong một nghiên cứu thu thập dữ liệu tại 16 thành phố lớn trên thế giới, các nhà khoa học phát hiện 11 thành phố “có xu hướng gia tăng đáng kể số lượng chuột” và đà này dự kiến tiếp tục tăng.Theo đó, trong một thập niên qua, số lượng chuột đã tăng 300% tại thành phố San Francisco (Mỹ), 186% ở Toronto (Canada) và 162% ở New York (Mỹ). Toronto ghi nhận “cơn bão chuột” gia tăng theo đà tăng dân số tại thành phố. “Khi bạn đi bộ trên đường phố Toronto, dưới chân bạn, sâu trong hệ thống nước thải, là một nơi đầy rẫy chuột”, bà Alice Sinia, nhà côn trùng học hàng đầu của Orkin, công ty kiểm soát sâu bệnh lớn nhất tại Canada. Đường dây nóng ở Canada ghi nhận 1.600 cuộc gọi liên quan các vấn đề về chuột hồi năm 2023, so với 940 cuộc vào năm 2019.Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science Advances tập trung vào các thành phố lớn tại Mỹ, Canada, Hà Lan và Nhật Bản. Các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ tăng có mối tương quan với số lượng chuột xuất hiện ngày càng nhiều. Chuột là loài động vật có vú không thích thời tiết lạnh, song những nơi nhiệt độ cao là điều kiện lý tưởng để chúng kiếm ăn và sinh sôi.Tại Toronto, thời tiết lạnh xưa nay khiến chuột không có nhiều ở thành phố này, song với tình trạng ấm lên toàn cầu, thành phố xứ lạnh cũng dần xuất hiện loài gặm nhấm. Chuột gây ra thiệt hại hàng tỷ USD, khi chui vào các tòa nhà và phá hoại, cũng như có thể truyền ít nhất 60 loại bệnh cho con người, ngoài ra còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái của các loài khác sống trong thành phố. Các gia đình thường xuyên thấy chuột cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng tinh thần. Trong khi đó, nghiên cứu chỉ ra các hoạt động diệt chuột tiêu tốn khoảng 500 triệu USD mỗi năm trên toàn cầu.
Ngày 20.1, Bộ Công thương cho biết, ngày 17.1 vừa qua, tại Washington (Mỹ), Bộ Công thương được ủy quyền của Chính phủ đã ký thỏa thuận song phương giữa Mỹ và Việt Nam về lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra, basa xuất khẩu từ Việt Nam.Trước đó, ngày 8.1.2020, Việt Nam chính thức khởi kiện Mỹ vi phạm các quy định của WTO khi áp dụng thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ, gọi tắt là vụ việc DS536.Đến năm 2020, sau khi ban hội thẩm WTO có dự thảo phán quyết vụ việc gửi cho các bên liên quan trước khi công bố chính thức, phía Mỹ đã đề xuất Việt Nam cùng đề nghị hoãn ban hành báo cáo của ban hội thẩm để thương lượng một giải pháp song phương, nhằm giải quyết vụ việc DS536Như vậy, sau 7 năm khởi kiện và gần 5 năm thương lượng, với thỏa thuận đã ký, Mỹ và Việt Nam đã đạt được giải pháp song phương, chấm dứt các vấn đề tranh chấp trong vụ việc DS536 tại WTO.Cũng theo thỏa thuận được ký kết, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam đủ điều kiện dỡ bỏ thuế theo quy định của Mỹ. Đây cũng là nhà xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam được đưa ra khỏi phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu cá tra, cá basa vào Mỹ. Bộ Công thương cho biết, đây là lần thứ hai Việt Nam và Mỹ đạt được thỏa thuận song phương nhằm giải quyết vụ việc tranh chấp tại WTO, trước đó là vụ việc về thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm (DS429), đã ký năm 2016.Bộ Công thương đánh giá, việc đạt được giải pháp song phương giải quyết vụ kiện cá tra, basa là kết quả của thiện chí và nỗ lực đàm phán từ cả hai phía Việt Nam - Mỹ. Việt Nam hoan nghênh tinh thần xây dựng, thái độ thiện chí và nỗ lực tìm kiếm giải pháp song phương của phía Mỹ, đặc biệt là Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR). Mỹ thực thi phán quyết của WTO góp phần quan trọng trong việc thể hiện thiện chí tăng cường mối quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Mỹ, khi hai nước nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Mỹ đang là thị trường xuất khẩu quan trọng của cá tra Việt Nam. Trong năm 2024, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam vào Mỹ đạt 345 triệu USD, tăng 27% so với năm 2023.
Bạn đọc viết: Khốn khổ khi đi trên tỉnh lộ ĐT743
Chỉ sau hơn 2 tháng được Honda trình làng tại Indonesia, bản nâng cấp của dòng xe tay ga Honda PCX 160 dành cho thị trường Đông Nam Á vừa được đưa về Việt Nam.Theo nguồn tin của Thanh Niên, lô xe Honda PCX 160 2025 lần này do một cửa hàng không chính hãng chuyên kinh doanh xe máy nhập khẩu tại TP.HCM nhập về. Số lượng xe PCX 160 2025 về Việt Nam khá hạn chế và đang trong quá trình nhập kho, tiến hành các thủ tục đăng kiểm trước khi chính thức được phân phối ra thị trường.Tương tự các phiên bản PCX 160 trước đây, những chiếc Honda PCX 160 2025 đầu tiên về Việt Nam cũng được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia. Được biết, lô xe đầu tiên cập cảng chỉ có hai lựa chọn màu sắc gồm đỏ và đen nhám. Nhiều khả năng, Honda PCX 160 2025 sẽ được đơn vị nhập khẩu, phân phối ra thị trường bắt đầu từ cuối tháng 2.2025.Tính đến thời điểm này, Việt Nam là thị trường thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á ghi nhận sự xuất hiện của Honda PCX 160 2025, trước đó mẫu xe này đã được phân phối tại Indonesia và Thái Lan. Các phiên bản PCX 160 2025 đầu tiên về Việt Nam đều không có trang bị bình dầu trợ lực cho giảm xóc sau.Bản nâng cấp lần này của Honda PCX 160 về cơ bản vẫn giữ nguyên kiểu dáng đặc trưng của thế hệ mới. Honda chỉ tinh chỉnh lại một số chi tiết thiết kế và bổ sung thêm một số trang bị, tính năng. Cụ thể, ở phía trước Honda PCX 160 mới tạo điểm nhấn với đèn pha kép. Ngoài ra, kính chắn gió được mở rộng hơn và tạo dáng cứng cáp hơn với những đường gân nổi. Cũng giống như thế hệ trước, bản nâng cấp PCX 160 mới nhất cũng được trang bị đèn LED DRL.Ở phía sau, Honda PCX 160 2025 chỉ thay đổi nhỏ về thiết kế ở đèn phanh và đèn xi-nhan. Trước đây, đèn phanh được tạo dáng hình chữ X, nhưng giờ đây chi tiết này đã được làm mới trông đơn giản hơn và hài hòa với thân xe. Trong khi đó, đèn xi-nhan cũng được thiết kế lại thanh mảnh và trông hiện đại hơn.Honda PCX 160 2025 có thêm trang bị tính năng kết nối Honda RoadSync mới nhất kết hợp với bảng đồng hồ TFT 5 inch. Ngoài ra, bản nâng cấp lần này vẫn có hệ thống kiểm soát lực kéo HSTC, hệ thống dừng tạm thời, phanh đĩa trước/sau có hệ thống chống bó cứng phanh ABS, cổng sạc USB type C, khóa thông minh Smart Key.Mẫu xe này tiếp tục dùng động cơ eSP+, 4 van, xi-lanh đơn, SOHC, dung tích 157 cc, sản sinh công suất tối đa lên tới 16 mã lực tại vòng tua máy 8.500 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 14,7 Nm tại 6.500 vòng/phút.Đơn vị nhập khẩu, phân phối Honda PCX 160 2025 tại Việt Nam chưa công bố giá bán mẫu xe tay ga này. Trước đó, tại thị trường Indonesia, Honda PCX 160 2025 có 3 phiên bản, gồm CBS, ABS và RoadSync. Phiên bản CBS có giá 33,75 triệu rupiah, tương đương 53,4 triệu đồng; bản ABS giá 37,35 triệu rupiah tương đương 59 triệu đồng trong khi bản RoadSync có giá 40,35 triệu rupiah, tương đương 63,8 triệu đồng.